Khí độc trong ao nuôi và cách xử lý

13/04/2022 378

Đây là một trong những yếu tố gây khó khăn cho nhiều bà con khi nuôi bởi chúng phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một tháng nuôi ngắn ngủi. Do đó, việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm là vô cùng cấp thiết.

Nguyên nhân hình thành khí độc

Do trong quá trình nuôi, các chất hữu cơ phân hủy yếm khí (thiếu oxy) dưới đáy ao thì sẽ phát sinh khí độc NH3, H2S, NO2,… khi nồng độ cao khiến tôm chết rải rác hoặc hàng loạt. Có nhiều nguyên nhân hình thành khí độc trong ao nuôi tôm như sau:

Sau vụ nuôi bà con cải tạo ao nuôi không kỹ hoặc kỹ thuật xử lý không tốt nên việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm không triệt để dẫn đến nguy cơ khí độc bùng phát, dịch bệnh ở vụ nuôi tiếp theo là rất lớn. Thông thường giữa các vụ nuôi sẽ có khoảng thời gian gián đoạn để xử lý ao, nhưng vì bà con nuôi liên tục nên thời gian để xử lý ao bị hạn chế.

Các ao nuôi lâu và nuôi liên tục thì các chất thải (thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn, xác tôm lột không phân hủy,…) và các mầm bệnh đã tích tụ nhiều ở dưới đáy ao và thấm sâu vào trong bùn đất. Các chất hữu cơ phân hủy yếm khí (thiếu oxy) dưới đáy ao. Bên cạnh đó còn có sự tích tụ của nhiều loại hóa chất trong quá trình nuôi. Do vậy, khi nuôi tôm (đặc biệt là các hộ nuôi thả liên tục) thì nguy cơ bùng phát khí độc là rất cao.

Các vấn đề liên quan đến vấn đề kỹ thuật, phần lớn bà con hiện nay chủ yếu là nuôi tôm trong ao hồ và chưa có sự quan tâm hợp lý đến vấn đề xử lý chất thải sau vụ nuôi. Nước thải từ những ao đã gặp thiệt hại do bệnh sau khi nuôi được thải ra ngoài môi trường sẽ phát tán mầm bệnh, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải hữu cơ khi hút bùn thải ra bên ngoài,…

Các loại khí độc phổ biến trong ao nuôi

1. H2S

Như chúng ta đã biết, Hydro sulfua, hydrogen sulfidehay hiđrô sunfua (công thức hóa học: H2S) là một khí gây độc, có mùi đặt trưng của lưu huỳnh là mùi trứng thối được tạo thành trong điều kiện kỵ khí gây ảnh hưởng đến hô hấp và phát triển của thủy sản, làm giảm hiệu quả nuôi của các nông hộ. Trong nước, H2S (khí) tồn tại cân bằng cùng với dạng ion HS-. Nếu pH thấp, thì dạng H2S (khí) nhiều. Sự tiếp xúc của thủy sản với các độc tố như Hydrogen Sulfide, NH3, CO2,… dễ làm tôm bị stress và từ đó có thể dẫn đến dịch bệnh.

Người ta còn gọi H2S là sát thủ thầm lặng vì khí độc H2Sluôn có trong ao và có thể gây chết tôm một cách thầm lặng hàng đêm. Mỗi vụ, người nuôi có thể mất khoảng 10% sản lượng.

Những điều kiện thuận lợi sinh ra H2S

Ao nước trong trước khi thả giống, ánh sáng chiếu xuống làm cho rêu đáy phát triển. Sau một thời gian, tảo phát triển và ngăn ánh sáng chiếu xuống đáy ao làm cho rêu đáy chết, gây ô nhiễm đáy ao.

Ao đáy cát và đất xốp, chất thải rút sâu vào lòng đáy, tạo môi trường yếm khí sinh ra H2

Đối với ao lót bạt, bên dưới lớp bạt là môi trường thiếu ôxy, H2Sđược sinh ra khi chất hữu cơ thấm xuống bên dưới lớp bạt theo vết rò rỉ.

Ao có mực nước sâu, thiếu oxy sẽ tạo điều kiện cho H2Ssản sinh.

Ao bị tảo tàn và nhiều thức ăn thừa, cũng như ao phèn có pH thấp và nhiều chất thải rất thuận lợi tạo ra H2

Ao chứa các chất hữu cơ lơ lửng, khi các chất này lắng lại ở đáy ao sẽ tạo điều kiện thuận lợi sinh ra H2

Bài viết liên quan
Kinh nghiệm thả tôm giống đạt hiệu quả cao
Kinh nghiệm thả tôm giống đạt hiệu quả cao
13-04-2022
Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt
Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt
13-04-2022
Một số kinh nghiệm chuẩn bị ao nuôi vụ mới
Một số kinh nghiệm chuẩn bị ao nuôi vụ mới
13-04-2022
7 kinh nghiệm xử lý ao nuôi thủy sản sau mưa lũ
7 kinh nghiệm xử lý ao nuôi thủy sản sau mưa lũ
13-04-2022